Trong những năm gần đây, vật liệu composite gia cường từ sợi thiên nhiên đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Đặc điểm của các loại sợi này là khối lượng riêng thấp, modun đàn hồi cao, khả năng thấm ướt nhựa nền tốt, dễ bị phân hủy sinh học và có giá thành thấp hơn nhiều so với composite sợi tổng hợp. Trong số các loại sợi thiên nhiên, đay là loại sợi được quan tâm nhiều nhất. Để tạo vật liệu composite có liên kết tốt giữa sợi và nhựa nền, sợi đay được xử lý bằng dung dịch kiềm. Các nghiên cứu đã thực hiện xử lý sợi đay ở các điều kiện khác nhau để thay đổi dạng tồn tại và tính chất của sợi. Trong công trình này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch NaOH, thời gian và nhiệt độ xử lý đến quá trình tách tạp chất ra khỏi sợi đay được canh tác trong điều kiện khí hậu miền trung Việt Nam. Ảnh hưởng của điều kiện xử lý sợi đến tính chất cơ lý của vật liệu composite cũng được khảo sát một cách đầy đủ. Nhằm cải thiện tính chất cơ lý của vật liệu, chúng tôi nghiên cứu thay thế một phần sợi đay bằng sợi thủy tinh. Ảnh hưởng của môi trường đến độ bền của vật liệu composite tạo ra cũng được khảo sát đầy đủ nhằm xem xét phạm vi ứng dụng của loại vật liệu này.
MỘT SỐ SẢN PHẨM: